Trong chiến đấu Giáo

Một chiến binh Cozak

Giáo là một trong những vũ khí cá nhân phổ biến nhất được sử dụng trong thời kỳ đồ đá, và nó vẫn sử dụng như một binh khí quân sự quan trọng và các dụng cụ săn bắn cho đến khi sự ra đời của vũ khí. Giáo có thể được xem như là tổ tiên của vũ khí quân sự như các mâu, Thương, kích, đinh ba, đoản kiếm, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến vũ khí quân sự hiện đại ví dụ như súng trường gắn lưỡi lê. Giáo cũng có thể được sử dụng như vũ khí đạn đạo và cận chiến. Giáo được sử dụng chủ yếu để đâm mạnh, người dùng có thể được sử dụng với một hoặc hai tay và nó có xu hướng thiết kế nặng hơn và chắc chắn hơn so với những chiếc lao dùng cho phóng, ném.

Giáo là vũ khí chính của các chiến binh Hy Lạp trong trường ca Iliad của Hómēros. Việc sử dụng cả hai giáo đâm và giáo ném được đề cập. Trong thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã phát triển và hình thành một đội hình bộ binh mới, phalanx tức phương trận. Chìa khóa hình thành công đội hình này là bộ binh nặng, được trang bị với một cái khiên lớn tròn, và một cái giáo dài. Đội hình phalanx thống trị chiến tranh giữa các Quốc gia thành bang Hy Lạp trong một thời gian dài. Ở Châu Âu Trung Cổ. giáo cũng được sử dụng thông dụng đặc biệt là giáo được cải tiến để sử dụng trên lưng ngựa chiến. Đó là môn đấu thương.

Việt Nam thời cổ, Giáo là vũ khí cổ phổ biến nhất được tìm thấy tại Việt Nam cùng với chiếc rìu trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn với nhiều kích thước, hình dạng mũi giáo khác nhau và sau này, giáo là vũ khí phổ biến trang bị cho quân đội trong nhiều triều đại phong kiến. Danh tướng Phạm Ngũ Lão đã có bài Thuật hoài trong đó mỡ đầu bằng câu: "Hoành sóc giang san cáp kỷ xuân thâu/Múa giáo giữ non sông đã mấy thu". Ở Trung Quốc giáo với nhiều biến thể như mâu, thương, kích, đinh ba rất thông dụng trong các cuộc chiến tranh thời kỳ phong kiến, đến tận triều Thanh. Nó là một nội dung của Thập bát ban binh khí ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Nhiều danh tướng nổi danh với tài đánh giáo.

Nhật Bản, giáo cũng là vũ khí phổ biến cho bộ binh với mũi giáo dài có thể chém được và cán giáo thường làm bằng kim loại. Một số bộ tộcchâu Phi cũng sử dụng giáo, như người Zulu có thiết kế chiếc giáo ngắn vừa tầm tay nhưng mũi giáo rất to, bè và có thể đâm lẫn chém. Nhiều thổ dân vùng Châu Đại dương cũng có kiểu giáo của họ đó là cây Tao dùng trong cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc. Các bộ lạc bản địa người da đỏchâu Mỹ cũng sử dụng giáo như là một vũ khí thông dụng của mình trong săn bắt, chiến đấu và nghi lễ.